Cận đại Lịch_sử_România

Mihail Viteazal (1558-9 tháng 8 năm 1601) là Công tước xứ Wallachia (1593-1601), xứ Transilvania (1599-1600), và xứ Moldavia (1600). Trong suốt triều đại ông 3 tỉnh này được cư ngụ đa số bởi người România lần đầu tiên sống dưới cùng một chế độ cai trị.

Lâu đài Peleş - nơi ở của hoàng gia România

Vào năm 1812 đế quốc Nga sáp nhập Bessarabia, phân nửa phần phía đông của Moldavia (một phần bị mất do Hòa ước Paris (1856)); vào năm 1775 các hoàng đế nhà Habsburg đã sáp nhập phần phía bắc, Bukovina, và Đế quốc Ottoman phần đông-nam, Budjak.

Vào cuối thế kỉ 18, triều đình Habsburg đã sáp nhập Transilvania vào phần mà sau này trở thành Đế quốc Áo. Trong suốt thời gian thống trị của đế quốc Áo-Hung (1867-1918), người dân România ở vùng Transilvania đã trải qua một sự đàn áp tệ hại nhất dưới hình thức các chính sách Hungary hóa của nhà nước Hungary.

Vương quốc România

Nước România hiện đại được thành lập với sự sáp nhập của hai bang Moldavia và Wallachia vào năm 1859 dưới thời Công tước Alexandru Ioan Cuza xứ Moldavia. Ông ta bị thay thế bởi Công tước Karl xứ Hohenzollern-Sigmaringen vào năm 1866. Trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, 1877-78, România chiến đấu ủng hộ phía Nga; trong Hiệp định Berlin, 1878 România được công nhận như là một nước độc lập bởi các nước đế quốc. Để đổi lại việc nhượng cho Nga ba quận phía nam của Bessarabia mà sau này được lấy lại bởi Moldavia sau Chiến tranh Krym vào năm 1852, Vương quốc România đoạt lấy Dobruja. Vào năm 1881 bang này được nâng lên thành một vương quốc và Công tước Carol I trở thành vua Carol I.

Cung Văn hoá Iaşi

România tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất cùng phe với Đồng minh ba bên. Chiến dịch quân sự của România đã kết thúc thảm hại khi quân Liên minh Trung tâm chinh phục phần lớn đất nước và bắt hoặc giết phần lớn quân đội România chỉ trong vòng 4 tháng. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, đế quốc Nga hoàng sụp đổ năm 1917 với cuộc Cách mạng Tháng Hai, còn đế quốc Áo-Hung thì tan rã năm 1918. Những sự kiện này cho phép Bessarabia, Bukovina và Transilvania tái gia nhập với Vương quốc România vào năm 1918. Nước Hungary khôi phục sau cuộc chiến đã bãi bỏ các đặc quyền và danh hiệu của Hoàng gia Habsburg trong Hiệp ước Trianon vào năm 1920.